Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp của công ty rơi vào tình trạng khó khăn khiến doanh nghiệp phải tạm dừng các hoạt động trong một thời gian nhất định. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh.
Nội dung chính
THỦ TỤC TẠM NGỪNG KINH DOANH
Theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021 thì thủ tục để tiến hành việc tạm dừng hoạt động kinh doanh như sau. Các bước thực hiện bao gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
- Bước 2: Nộp hồ sơ đã hoàn thiện lên Sở kế hoạch đầu tư.
- Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
- Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động.
- Bước 5: Chính thức tạm dừng tất cả các hoạt động kinh doanh công ty
ĐIỀU KIỆN TẠM NGỪNG KINH DOANH
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế trước khi tạm ngừng kinh doanh ít nhất 3 ngày làm việc.
- Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Nhiều doanh nghiệp thành lập không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế dẫn đến kê khai thuế không đầy đủ. Khi đó, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng thì mới đủ điều kiện thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh.
HỒ SƠ TẠM NGỪNG KINH DOANH GỒM CÓ NỮNG GÌ?
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh (mẫu tham khảo tại Phụ lục số II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
- Nghị quyết, quyết định của Chủ tịch sở hữu, chủ tịch Hội đồng thành viên, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty về việc tạm ngừng kinh doanh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị công ty cổ phần…);
- Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông về việc tạm ngừng kinh hoạt động kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
NHỮNG LƯU Ý KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC TẠM NGỪNG KINH DOANH
Thời hạn tạm ngừng hoạt động
Theo quy định cũ, thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định này. Theo đó thời hạn mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian).
Các khoản phí phải thanh toán khi tạm ngừng kinh doanh
Căn cứ vào Thông tư số 96/2015/TT-BTC
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Như vậy khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp đó không có phát sinh bất kỳ chi phí nào liên quan đến hoạt động sản xuất nên các chi phí nếu có phát sinh.
Mức xử phạt khi không thông báo tạm ngừng kinh doanh
Căn cứ vào Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp tự ý tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh có thể bị xử phạt hành chính, hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm .
- Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm.
Ngoài ra trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm không thông báo theo quy định của pháp luật có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, theo quy định tại khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
Điều 212. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Về chúng tôi
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Đầu Tư Phát Triển NHT là công ty Dịch vụ Kế toán thuế, Dịch vụ Kế toán đa nhiệm giải quyết các vấn đề về kế toán, thuế, kiểm soát nội bộ cũng như tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Liên lạc ngay để được tư vấn!
Mọi yêu cầu và thắc mắc đều được giải đáp chi tiết và tận tình.